Vệ sinh văn phòng hàng ngày luôn là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn từ đó nâng cao chất lượng công việc và sức khỏe của công nhân viên trong công ty. Vậy quy trình vệ sinh văn phòng hàng ngày ra sao và cần có những bước thực hiện nào, hãy cùng HD Clean tham khảo bài viết dưới đây.
Quy trình vệ sinh văn phòng hàng ngày bao gồm 5 bước bao gồm bước chuẩn bị, đặt biển cảnh báo, quá trình làm vệ sinh tại từng khu vực, kiểm tra sau vệ sinh và bàn giao công việc.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi làm vệ sinh
Trước khi tiến hành làm vệ sinh văn phòng hàng ngày, nhân viên phụ trách – tạp vụ cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị phòng hộ và các dụng cụ, phương tiện cần thiết cho việc vệ sinh.
-
Chuẩn bị cho nhân viên làm nhiệm vụ vệ sinh: chuẩn bị đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, giày,… cho các nhân viên trực tiếp làm vệ sinh và nhân viên giám sát.
-
Chuẩn bị dụng cụ, máy móc, hóa chất vệ sinh:
-
Dụng cụ: Chổi, hót rác, túi nilon, khăn lau trắng, làn đồ, cây lau ướt, xe vắt… và một số các dụng cụ khác.
-
Máy móc: máy hút bụi, máy lau sàn, máy chà sàn…
-
Hóa chất: hóa chất lau sàn, vệ sinh cửa, kính, toilet.
Bước 2: Đặt biển báo
Trước khi tiến hành các vệ sinh chính thức, cần đặt biển báo để hạn chế người đi vào khu vực đang làm vệ sinh. Điều này giúp giảm tình trạng té ngã do trơn trượt, đồng thời, hạn chế làm sàn không bị bẩn trở lại (khi chưa khô) và giúp cho quá trình dọn dẹp ở khu vực này được diễn ra thuận lợi nhất.
Khi đặt biển báo cần chú ý các quy cách sau:
-
Đặt biển báo ở những khu vực nhiều người qua lại như hành lang, sảnh của tòa nhà văn phòng. Với khu vực khuất, ít người qua lại thì không cần thiết phải đặt biển báo này.
-
Biển báo cần phải được đặt ở nơi dễ nhìn thấy: trước cửa văn phòng cần làm vệ sinh, 2 đầu khu vực làm vệ sinh (đối với vệ sinh hành lang tòa nhà), trước cửa WC (khi vệ sinh toilet chung khu văn phòng)…
-
Biển báo yêu cầu phải còn nguyên vẹn, rõ chữ và sạch sẽ. Cần mở biển báo khoảng 30 độ và hướng mặt có chữ, kí hiệu ra phía trước.
-
Biển báo cần mang nội dung đúng với công việc mà nhân viên thực hiện tại khu vực đó. Ví dụ, nếu nhân viên lau sảnh văn phòng nên để biển báo cảnh báo sàn ướt.
Bước 3: Công tác vệ sinh văn phòng
Quá trình vệ sinh văn phòng cần thực hiện theo các bước sau:
-
Thu dọn và rửa cốc chén
-
Làm sạch ấm chén trong khu vực Pantry của các văn phòng. Ấm chén, ly tách sau khi rửa phải đảm bảo sạch hết mọi mảng bám, nước tẩy rửa. Sau đó, tiến hành lau khô các ấm chén, ly tách.
-
Sau khi rửa sạch và lau khô cần đặt ly tách đúng vào vị trí quy định.
-
Thu gom rác, vệ sinh thùng rác: Gom rác từ các thùng rác và mang đến khu vực tập kết rác thải của tòa nhà. Chú ý phải thu gom sạch sẽ, không được làm rác vấy bẩn ra bên ngoài. Sau đó, làm sạch thùng rác và thay túi rác mới.
-
Làm sạch bàn ghế, đồ dùng, thiết bị trong phòng
-
Làm ẩm khăn lau, sau đó lau sạch sẽ bàn ghế, máy tính, điện thoại, tủ, kệ, cửa, kính… theo thứ tự từ trên xuống dưới. Không được bỏ sót bất cứ khu vực khuất nào, đặc biệt là các vị trí gầm bàn, góc tủ. Các vị trí chân bàn, chân ghế sẽ được lau sau cùng.
-
Nếu các thiết bị, đồ đạc trong phòng có dấu hiệu bất thường, người dọn vệ sinh phải báo ngay cho giám sát để đưa ra những phương hướng xử lý kịp thời.
-
Vệ sinh cửa, vách kính
-
Tiến hành lau chùi các tủ tài liệu, khung, bệ, cửa sổ, vách cửa, bề mặt cánh cửa, ốp chân tường… bằng một chiếc khăn mềm ẩm.
-
Lau sạch các tấm kính trong văn phòng theo đúng kỹ thuật lau kính được hướng dẫn.
-
Sắp xếp lại đồ dùng: Tất cả đồ dùng trong phòng đều phải được sắp xếp ngay ngắn và đặt đúng về vị trí ban đầu.
-
Vệ sinh thảm trải sàn và sàn nhà: Quét sàn, hút bụi và lau sàn bằng hoá chất chuyên dụng.
-
Vệ sinh khu vực toilet: Thu gom rác và thay túi rác, vệ sinh toilet, tay nắm cửa, bệ rửa tay, lau kính. Kiểm tra và bổ sung giấy, nước rửa tay, …
-
Vệ sinh khu vực Canteen, tủ đồ, …: Lau tủ đồ, bàn ghế, lau dọn tủ lạnh, lò vi sóng, ..quét và lau sàn, …
Bước 4: Kiểm tra sau vệ sinh
Sau khi vệ sinh văn phòng cần tiến hành kiểm tra lại việc vệ sinh theo các tiêu chí sau:
-
Khu vực làm việc phải sạch sẽ, hoàn toàn không còn bụi bẩn và rác lưu lại trên thảm, sàn sau khi vệ sinh.
-
Tất cả đồ dùng trong phòng như bàn ghế, tủ, kệ, điện thoại, máy tính… phải sạch sẽ, không có vết bẩn, vết băng keo… dính trên bề mặt.
-
Cửa ra vào, khung cửa, bệ cửa sổ, vách cửa sạch bụi, không dính vết bẩn.
-
Kính, gương phải sạch bóng, không còn lưu lại dấu tay, mảng bám hay vết ố.
-
Sàn, thảm phải khô ráo và không còn lưu lại bụi bẩn, rác thải.
-
Khu vực Toilet sạch sẽ, không bị mùi
Bước 5: Bàn giao công việc vệ sinh văn phòng
Sau khi hoàn thành các bước dọn dẹp và kiểm tra phía trên sẽ đến bước bàn giao công việc:
-
Thông báo cho quản lý, giám sát khu vực nếu có vấn đề với các thiết bị trong văn phòng.
-
Thu dọn công cụ, máy móc, trang thiết bị vệ sinh đã sử dụng, đồng thời vệ sinh các trang thiết bị này (nếu cần thiết) và đặt vào kho chứa dụng cụ vệ sinh. Nếu có dụng cụ vệ sinh bị hỏng hóc cần làm báo cáo hoặc ghi vào sổ theo dõi để thông báo kịp thời đến quản lý.
-
Hoàn thành phiếu kiểm tra, ký checklist theo quy định.
Nếu công ty bạn gặp khó khăn trong việc dọn dẹp vệ sinh văn phòng hàng ngày như: không có nhân viên chuyên phụ trách vấn đề vệ sinh, nhân viên tạp vụ không có nhiều kinh nghiệm làm việc, làm việc không đảm bảo chất lượng, cần phải tự cung cấp máy móc, hóa chất vệ sinh,… Khi đó bạn có thể liên hệ tới HD Clean. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp, HD Clean chuyên cung cấp nhân viên tạp vụ cho các công ty, văn phòng. Đến với HD Clean mọi vấn đề liên quan đến vệ sinh văn phòng sẽ được giải quyết và đảm bảo chất lượng, an toàn. Bên cạnh dịch vụ vệ sinh văn phòng hàng ngày, HD Clean còn cung cấp dịch vụ vệ sinh văn phòng hàng tháng, định kỳ , văn phòng mới xây dựng.
Mọi nhu cầu hợp tác quý công ty vui lòng liên hệ:
VỆ SINH CÔNG NGHIỆP HD HÀ NỘI (HD CLEAN)
- Hotline: 0966 466 298
- Địa chỉ: Số 97 Văn Cao – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội